Email: benhvien@saigonito.com
HOTLINE
Giải đáp thủ tục hành chính (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn:
0918 474 716 - 0902 801 462
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận:
0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
CẤP CỨU (24/7) & ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3845 6139
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3997 3679
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
HỖ TRỢ ONLINE:
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
SAU 16H30: ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139
Bệnh Gout

Các yếu tố liên quan đến bệnh Gout 

Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Là yếu tố quan trọng nhất liên quan trực tiếp gây ra bệnh Gout, bệnh thường xảy ra ở những người có chế độ ăn uống giàu chất đạm như thịt, cá, hải sản, phủ tạng động vật, uống nhiều rượu bia và ít vận động.
Ngoài ra bệnh Gout còn liên quan đến yếu tố di truyền, tuổi tác, giới tính và cơ địa, bệnh dường như là một rủi ro riêng cho giới mày râu vì hơn 95% bệnh thường xảy ra ở người đàn ông trung niên có cơ địa khỏe mạnh và béo phì.

goute

Làm sao phát hiện bệnh Gout?


Bệnh Gout thông thường được biểu hiện bằng những dấu hiệu sau:
1. Giai đoạn cấp tính: Đa số các trường hợp thường khởi phát bằng dấu hiệu điển hình là sưng đau ở khớp của ngón chân cái, cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội (thống phong) thường vào nửa đêm về sáng và sau một đêm tiệc tùng nhiều rượu bia. Các dấu hiệu trên sẽ giảm dần sau đó vài ngày hay vài tuần đôi khi người bệnh cảm thấy gần như bình thường. Nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn này bệnh có thể khỏi và không để lại di chứng gì, ngược lại bệnh sẽ chuyển sang mạn tính.

2.Giai đoạn mạn tính: Sau cơn đau cấp tính bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần hay im lặng kéo dài từ vài tháng đến vài năm mới biểu hiện sưng đau và nổi u cục trên các khớp, thường gặp ở 2 bàn tay, bàn chân, vùng khuỷu, gối và vành tai.. những khối u lớn dần làm hư và biến dạng các khớp dần dần xâm lấn ra vùng xung quanh gây tổn thương những sợi gân, phá vỡ mô mềm ra ngoài da dưới dạng chất bột màu trắng như vôi (muối Urate), lượng chất này còn lắng động lại trong thận tạo sỏi thận lâu dần làm suy yếu chức năng thận.

Bệnh Gout được điều trị như thế nào?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Là quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh Gout, người bệnh cần hạn chế những thức ăn có chứa nhiều chất đạm như thịt hay phủ tạng động vật, hải sản, những hoa quả có vị chua và đặc biệt hạn chế tiệc tùng, bia rượu.

Chế độ làm việc: tránh mệt mỏi và căng thẳng về tinh thần, cần có một kế hoạch tập luyện và vận động thường xuyên phù hợp với tuổi tác và sức khoẻ. Cần phải khám, xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ để kiểm soát hàm lượng axit uric, từ  đó có hướng điều trị kịp thời.

Thuốc điều trị: gồm các nhóm sau:
+ Kháng viêm, giảm đau: Colelhicine, Diclofenac..
+ Ức chế tổng hợp axit uric: Allopuricnol (biệt dược Alinol, xantunic..)
+ Tăng đào thải acid uric ra ngoài: Probenecid, Sulfipyrazon..

Tóm lại bệnh Gout nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý bệnh có thể khỏi và không để lại di chứng gì. Khi bệnh đã chuyển thành mãn tính cần có kế hoạch theo dõi và điều trị lâu dài để dự phòng những di chứng hư khớp, suy yếu chức năng thận.

Lượt truy cập :   - Đang Online :