Email: benhvien@saigonito.com
HOTLINE
Giải đáp thủ tục hành chính (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn:
0918 474 716 - 0902 801 462
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận:
0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
CẤP CỨU (24/7) & ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3845 6139
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3997 3679
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
HỖ TRỢ ONLINE:
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
SAU 16H30: ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139
Các nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo

Tổn thương Dây chằng chéo trước khớp gối (DCCT) là một chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, lao động, đặc biệt là trong hoạt động thể thao thường ngày. Khi DCCT khớp gối bị tổn thương sẽ ảnh đến tầm vận động bị hạn chế, sưng nề, đau đớn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng phức tạp như: rách sụn chêm, thoái hóa khớp.

Khớp gối có cấu trúc giải phẫu rất phức tạp: Phía trên là đầu dưới xương đùi, phía dưới là đầu trên xương chày và phía trước là xương bánh chè, các xương này được đảm bảo vững chắc nhờ vào hai dây chằng trong của khớp gối, đó là dây dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và hệ thống cơ. Nhờ có cấu trúc đặc biệt này mà chúng ta có thể thực hiện được các động tác vận động đi, đứng, chạy, nhảy… Trong các dây chằng này thì dây chằng chéo trước khớp gối thường dễ bị tổn thương nhất.

Các nguyên nhân thường gây đứt dây chằng chéo trước?

Đứt dây chằng chéo thường xảy ra khi bị té xe có chống chân, khi chơi thể thao (bóng đá, luyện võ, chạy..), hoặc bị ngã từ trên cao. Ngoài ra nếu té chống chân trong tư thế xoắn vặn cũng có thể làm đứt dây chằng.

Đứt dây chằng chéo trước – Tổn thương thường dễ bị bỏ sót?

Thông thường khi bị té ngã có nghe tiếng kêu “ rắc “ sau đó bị đau dữ dội vùng đầu gối, tuy nhiên cơn đau có thể sẽ giảm dần sau vài ngày nếu người bệnh dùng các phương pháp giảm đau hỗ trợ như chườm đá lạnh, uống thuốc giảm đau… lúc này người bệnh tưởng mình “không có vấn đề gì” nên không cần đến bác sĩ để khám – Đây chính là nguyên nhân bỏ sót căn bệnh đứt dây chằng chéo trước thường gặp nhất.

Tại Bệnh viện SAIGON-ITO đã có rất nhiều trường hợp người bệnh đến khám do bị đau khớp gối trở lại sau khi chấn thương đã xảy ra từ lâu. Đặc biệt là với phụ nữ tình trạng bỏ sót tổn thương này thường cao hơn nam giới do nhu cầu vận động không cao (ít chơi thể thao…) điển hình như trường hợp của chị Đỗ thị Nh… ở đường Lê văn Sỹ, Quận 3; bị té xe cách đây 8 năm, chị nghỉ dưỡng một tuần thấy hết đau chân nên chị đi làm trở lại vì cho rằng mình không bị gì cả. Mãi bận rộn với công việc cho đến khi khớp gối đau nhiều khi đi đứng, mỏi chân liên tục, chị mới đến Bệnh viện khám; Chị không biết trách mình hay trách ai sau khi nghe Bác sĩ kết luận phải phẫu thuật thay khớp gối vì bị thoái hoá khớp gối do đứt dây chằng chéo trước lâu ngày.

Cũng có trường hợp người bị chấn thương đã đi khám bệnh ngay sau đó và theo dõi đều đặn trong nhiều tháng mà vẫn không hết đau, trong khi đó bác sĩ khám bệnh vẫn kết luận ”không sao” vì không thấy gãy xương sau khi cho chụp nhiều phim X-Quang thông thường. Đây là nguyên nhân bỏ sót tổn thương thường gặp là vì khi chấn thương gối mà không bị gãy xương, người bệnh và bác sĩ thăm khám ban đầu rất dễ bỏ qua và để sót các tổn thương dây chằng của khớp gối, nếu chỉ chụp phim X-Quang thông thường thì khó mà phát hiện được ra bệnh. Mặt khác khớp gối là một lĩnh vực chuyên sâu trong nghành chấn thương chỉnh hình nên tại một cơ sở không chuyên thường hay bị bỏ sót hoặc lúng túng khi xử lý những tình huống chấn thương khớp gối.

Làm thế nào để xác định đứt dây chằng chéo trước?

Để tránh hiện tượng bỏ sót dễ gây nên những biến chứng cho khớp gối sau này. Khi bị chấn thương vùng gối bạn nên đến khám ở nhưng cơ sở chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình - Bằng các nghiệm pháp thăm khám chuyên khoa, Bác sĩ có thể biết được bạn có bị đứt dây chằng chéo trước hay không. Những trường hợp không rõ ràng, bạn sẽ được hướng dẫn chụp phim cộng hưởng từ ( MRI) để khẳng định thêm chẩn đoán. Lợi ích của phim cộng hưởng từ là có thể phát hiện nhiều tổn thương trong khớp gối cùng một lần chụp. Nhờ các kết quả phối hợp này mà Bác sĩ phẫu thuật sẽ kịp thời xử trí triệt để tất cả các tổn thương để có chỉ định phẫu thuật cần thiết phục hồi chức năng khớp gối cho bạn, giúp ngăn ngừa các tổn thương thứ phát sau này./. 

Lượt truy cập :   - Đang Online :