Email: benhvien@saigonito.com
HOTLINE
Giải đáp thủ tục hành chính (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn:
0918 474 716 - 0902 801 462
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận:
0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
CẤP CỨU (24/7) & ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3845 6139
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3997 3679
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
HỖ TRỢ ONLINE:
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
SAU 16H30: ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139
Bước đầu tham gia điều trị đau ngoài phòng mổ

Kiểm soát đau là một trong những công việc hết sức quan trọng của những người làm 
công việc gây mê hồi sức (GMHS). Có thể nói lịch sử phát triển của chuyên ngành GMHS 
gắn liền với lịch sử của những phưong thức điều trị đau.
Trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển, các bác sỹ GMHS đóng vai trò tiên phong 
trong lĩnh vực giảm đau can thiệp cấp và mãn tính. Ở Việt Nam những năm gần đây vấn 
đề đau đã được thầy thuốc và người bệnh quan tâm hơn nên đã có những chuyển biến 
nhất định trong nhận thức về đau. Các bác sỹ GMHS nước ta cũng bắt đầu quan tâm 
đến lĩnh vực đau ngoài phạm vi truyền thống của mình là phòng mổ và phòng hậu phẫu. 
Từ năm 2008 tới nay đã có hơn 30 bác sỹ GMHS Việt Nam đã trở thành thành viên của 
Tổ chức nghiên cứu giảm đau thế giới (International Association for the Study of Pain  -IASP) thông qua chương trình hỗ trợ thành viên miễn phí (Free Membership Programme) 
của tổ chức này.

SnapCrab_NoName_2015-5-11_8-55-35_No-00

Các bác sỹ GMHS bệnh viện Morges, Thụy Sỹ đang đặt điện cực tủy sống 
(Spinal Cord Stimulator) điều trị đau lưng (9/2012).

Trở về sau khi tham gia khóa tập huấn ngắn hạn do IASP tổ chức như "khoá huấn luyện 
giảm đau cơ bản" (Basic Pain Management Refresh Course) tại Thái Lan (2-5/2008), "Trại 
Hè Giảm Đau cho các nước đang phát triển" (Pain Management Camp for  Developing 
Countries - Thailand 5/2011), chuyến tham quan và học tập tại Bệnh viện Morges, Thụy
Sỹ  (tháng 9/2012) chúng tôi bắt đầu triển khai một số  hoạt động mở  rộng vai trò của 
người làm GMHS trong lĩnh vực đau ngoài phòng mổ tại bệnh viện và các phòng khám. 
Dưới đây chúng tôi xin tóm tắt về một số hoạt động trong việc triển khai một số phương 
pháp giảm đau đã làm được trong thời gian qua.
GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ
Một trong những thế  mạnh nhất của bác sỹ  gây mê hồi sức trong lĩnh vực đau là dùng 
thuốc giảm đau mạnh như Opiates, thuốc tê can thiệp trên trục thần kinh trung ương và 
ngoại vi. Trong các tình huống người bệnh ung thư đau khủng khiếp, nhất là trong giai 
đoạn cuối biện pháp dùng thuốc không đáp  ứng hoặc có tác dụng phụ, chúng tôi tiến 
hành kỹ  thuật giảm đau qua catheter ngoài màng cứng. Đoạn catheter bên ngoài màng 
cứng có thể  được chôn dưới da người bệnh (nhằm giảm thiểu các biến chứng nhiễm 
trùng) để tiêm thuốc giảm đau lâu dài qua catheter này. Thuốc tiêm qua catheter có thể
là thuốc tê, morphin hay thuốc kháng viêm nếu cần. Hai ưu điểm của kỹ thuật này hiệu 
quả  giảm đau rất tốt vì thuốc tác động trực tiếp lên trục thần kinh và giảm được liều 

morphin so với đường tiêm tĩnh mạch. Để tránh các tác dụng phụ khi sử dụng morphin 
liều cao và để đủ giảm đau cho người bệnh hoặc trong một số tình huống không có sẵn 
morphin, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc tê qua NMC để giảm đau hàng ngày. 
Hầu hết sau khi thực hiện kỹ thuật người bệnh giảm đau tốt, có thể xuất viện. Chúng tôi 
huấn luyện cho người thân tiêm thuốc qua catheter NMC tại nhà. Catheter có thể được 
lưu đến khi người bệnh qua đời. Cho đến nay trường hợp catheter lưu lâu nhất là 90 
ngày, chưa ghi nhận có biến chứng nhiễm trùng hay các biến chứng nghiêm trọng khác.

SnapCrab_NoName_2015-5-11_8-59-23_No-00

Bé gái 14 tuổi bị đau do ung thư Catheter ngoài màng cứng
và giảm đau sau tiêm Morphine qua catheter.
GIẢM ĐAU MÃN TÍNH
Bước đầu ứng dụng kỹ thuật tiêm steroid ngoài màng cứng trong điều trị đau lưng khi có 
chỉ định đặc biệt là trong những trường hợp đau lan tỏa theo các rễ thần kinh (radicular 
pain) hay gặp trong bệnh lý do thoát vị  đĩa đệm, hẹp  ống sống, đau sau nhiễm virus 
Herpes (Zona).  Kết quả  ban đầu khá tốt. Phương pháp điều trị  này đã giúp người bệnh 
giảm đau, tránh được một số  chỉ  định can thiệp ngoại khoa không cần thiết, làm giảm 
đau trong cho những bệnh nhân không có hay chưa có điều kiện can thiệp phẫu thuật. 
Các kỹ  thuật phong bế  thần kinh ngoại biên cũng được chúng tôi  ứng dụng trong điều 
trị giảm đau mãn tính như đau sau nhiễm virus Herpes (bệnh Zona hay Giời leo). Ngoài 
những kỹ thuật giảm đau chúng tôi cũng sử dụng những thuốc điều trị đau trong những 
trường hợp đau nguồn gốc  thần kinh (Neuropathic Pain) theo phương thức phối hợp điều 
trị đau đa phương thức.

SnapCrab_NoName_2015-5-11_9-17-56_No-00

Tiêm Steroid vào khoang NMC vùng cổ để giảm đau rễ C5-6.

SnapCrab_NoName_2015-5-11_9-19-19_No-00

Phong bế thần kinh chẩm (C2) điều trị đau đầu vùng chẩm.
Phong bế dây V2 giảm đau do ung thư da mặt.

SnapCrab_NoName_2015-5-11_9-21-33_No-00

Phong  bế  nhánh  bên (Median  Branch  Block) trong điều trị đau lưng.

Bài trình bày tại Hội nghị D(iều trị Đau - tổ chức tại Bệnh viện SAIGON-ITO Phú Nhuận ngày 2/5/2015

ThS. BS. Đỗ Thanh Huy (thanhhuycb@gmail.com)
Bộ môn gây mê hồi sức, Đại Học Y Dược Cần Thơ. Khoa gây mê hồi sức, Bệnh Viện Ung Bướu Cần Thơ
ThS. BS. Nguyễn Anh Tuấn (tuanttvd69@yahoo.com)
Khoa gây mê hồi sức, Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Lượt truy cập :   - Đang Online :