Email: benhvien@saigonito.com
TỔNG ĐÀI
Giải đáp thủ tục hành chính từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH
- Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00-16h30)
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
+ Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3997 3679
- Sau 16h30, Chủ nhật & ngày Lễ Tết
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CẤP CỨU
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0918 474 716
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
HỖ TRỢ ONLINE
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
- Zalo:
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: SAU 16H30, CHỦ NHẬT & NGÀY LỄ TẾT
ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139
ĐIỀU TRỊ ĐAU MẠN TÍNH KHÔNG UNG THƯ

Bảng 1. Phân loại đau

SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-24-31_No-00SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-25-55_No-00

SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-27-24_No-00

Hệ thống cảm giác bản thể có hai hệ thống dẫn truyền lên phía trên chính: bó tủy sống 

-  đồi thị  và bó cột lưng trong. Quá trình dẫn truyền lên trên bao gồm: tiếp nhận, dẫn 
truyền và cảm nhận. Ngược lại, đường dẫn truyền xuống là vùng chất xám quanh đường 
thông não thất (Periaqueductal Gray  –  PAG) ở  thân não, nhân raphe  ở  hành tủy  (Medulla) 
và sừng sau  tủy  sống. Hệ  thống thần kinh tự  động bao gồm hệ  thần kinh giao cảm và 
phó giao cảm cũng có vai trò quan trọng trong đau bản thể và đau nội tạng.

Đau thụ cảm bản thể (đau cơ xương)
Somatic nociceptive pain (musculoskeletal pain)
Đau bản thể  nông: đau sắc và dễ  định khu do sợi Aδ  cos myeline và sợi C không có 
myeline chi phối.
Đau bản thể sâu (Deep Somatic Pain): là loại đau tham chiếu, chẳng hạn như đau khớp 
của cột sống được thể hiện qua tính chất đau mơ hồ, khó định khu.
Đau thụ cảm nội tạng (Visceral nociceptive pain) 
Đau thụ cảm nội tạng có những đặc tính sau:
a.  Đau nội tạng  gây ra do rối loạn của các tạng  như:  dạ  dày, thận, túi mật, ruột, tử
cung và các tạng khác.
b.  Những rối loạn này bao gồm: sự căng lên bởi tác động hay khối u, sự viêm nhiễm, 
thiếu máu và sự  co kéo vào mạc treo  và có thể  kèm theo những biểu hiện như:  nôn, 
buồn nôn, sốt, mệt mỏi và đau.
c.  Đau gây ra do hoạt động của những sợi hướng tâm chi phối những tạng này.
d.  Tạng đặc ít nhạy cảm trong khi bề mặt của tạng rỗng thì dễ nhạy cảm nhất.
e.  Tăng/giảm nhạy cảm đau nội tạng (Visceral hyperalgesia/allodynia): một kích thích 
đau rất nhẹ thậm trí không gây đau chẳng hạn như sự di chuyển của hơi hay phân 
có thể gây ra đau đớn khi tổ chức bị viêm hay kích thích trong hội chứng ruột kích 
thích (irritable bowel syndrome).
Có 5 đặc điểm lâm sàng quan trọng của đau nội tạng:
a.  Không phải tất cả  các nội tạng  bị  kích thích tiềm tàng (các tạng như gan, thận, 
hầu hết các tạng đặc  và nhu mô phổi không nhạy cảm với đau): vì không phải 
tất cả  các tạng đều có thần kinh cảm giác chi phối hoặc có thể  những tạng 
đó thiếu những kích thích thụ cảm phù hợp.
b.  Không phải lúc nào nó cũng liên quan đến tổn thương nội tạng (cắt ruột không 
gây ra đau là một ví dụ  của tổn thương nội tạng không gây ra đau, trong khi 
co kéo bàng quang thì rất đau là một ví dụ của đau mà không có tổn thương): 
đó là đặc tính chức năng hoặc không cấu trúc của đau nội tạng.
c.  Lan toả và khó định khu: nó có thể mang tính chất tham chiếu trên bề mặt cơ 
thể. Điều này có thể giải thích bằng hiện tượng giao thoa giữa xung động nội 
tạng và bản thể. 

d.  Nó phản ảnh đến những vị  trí khác: lan tỏa và khó định khu, gây ra bởi hậu quả của một số sợi tận cùng dẫn truyền hướng tâm rất nhỏ của nội tạng được bù trừ bởi sự hòa nhập của các sợi nội tạng hướng tâm trong tủy sống.

e.  Nó kèm theo những phản xạ  cơ và phản xạ  tự  động chẳng hạn như  nôn, buồn nôn và căng cơ lưng xảy ra trong cơn đau quặn thận:  nó được coi là phản ứng có tính chất cảnh báo.

Đau thần kinh (Neuropathic pain)
Bảng đánh giá triệu chứng đau thần kinh (Neuropathic Pain Symptom Inventory – NPSI):
là phương pháp tổng hợp đánh giá những triệu chứng của đau thần kinh. Nó cũng được 
sử dụng để so sánh mức độ đau thần kinh trước và sau khi điều trị (Bảng 2).
1.  Đau tự phát bề mặt: cảm giác bỏng. 
2.  Đau tự phát sâu đè ép: cảm giác đè ép. 
3.  Đau kịch phát (paroxysmal pain): nhói như điện giật và dao đâm (electric shocks 
and stabbing)
4.  Đau kích thích tiềm tàng (evoked pain): đau gây ra bằng quệt nhẹ, đè ép, hay kích 
thích lạnh (evoked by brushing, pressure and cold stimuli).
5.  Dị/loạn  cảm  giác  (paresthesia/dyesthesia):  gai/kim  châm  và  tê  bì  kiến  cắn 
(pins/needles and tingling).

Bảng 2. Bảng đánh giá triệu chứng đau thần kinh (neuropathic pain symptom inventory)

SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-30-29_No-00

SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-34-8_No-00_1

SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-39-16_No-00

SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-40-22_No-00

SnapCrab_NoName_2015-5-4_15-42-27_No-00

KẾT LUẬN 
Đau có thể phân loại thành đau thụ cảm và đau thần kinh. Đau thụ cảm là một quá trình 
đau bình thường mà kích thích đau đến từ môi trường bên ngoài hoặc tình trạng nội tạng 
hay bản thể bên trong. Nếu như có tình trạng tổn thương thần kinh về mặt giải phẫu hay 
chức năng thì có thể gây ra đau thần kinh. Không một người bệnh nào nói cho chúng ta 
biết họ có các cấu thành của đau thần kinh. Từ những triệu chứng lâm sàng và biểu hiện 
của đau thần kinh, đau bản thể  hay đau nội tạng mà người thầy thuốc phải xác định 
người bệnh có loại đau nào. Theo như phân loại đau thì cách điều trị  và đáp ứng cũng 
rất khác nhau.  Hơn nữa nếu đường dẫn truyền đau có trục trặc thì phải chuyển cách 
điều trị  từ  dùng thuốc sang can thiệp. Việc hủy thần kinh giao cảm là cần thiết với những 
bệnh nhân có giảm cảm giác đau với lạnh. Nói một cách khác sự hủy giao cảm nội tạng 
có thể là có ích với bệnh nhân đau bụng trong thực hành. 

Kyung - Hoon Kim M.D., Ph.D
Khoa Gây Mê và Điều trị Đau, Trường Y, Đại Học Quốc Gia Pusan, Hàn Quốc

Lượt truy cập :   - Đang Online :