Email: benhvien@saigonito.com
TỔNG ĐÀI
Giải đáp thủ tục hành chính từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH
- Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00-16h30)
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
+ Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3997 3679
- Sau 16h30, Chủ nhật & ngày Lễ Tết
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CẤP CỨU
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0918 474 716
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
HỖ TRỢ ONLINE
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
- Zalo:
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: SAU 16H30, CHỦ NHẬT & NGÀY LỄ TẾT
ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139
Gửi câu hỏi
Họ tên : (*)
Email : (*)
Điện thoại :
Danh mục :
Nội dung : (*)
Mã bảo vệ : (*)
  

Tư vấn khách hàng

Nếu bạn có thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Câu hỏi của bạn sẽ được trả lời cụ thể.

Trả lời:

Chào bạn,

Khoa vi phẫu - Bệnh viện SAIGON-ITO Phú Nhuận chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật tạo hình và tái tạo ngón/chi cụt cho nhiều bệnh nhân bị cụt ngón như bạn và nặng hơn (mất hết 4 ngón), bạn nên đến khám để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Chúc bạn năm mới nhiều sức khoẻ,

Thân chào.

Trả lời:

Chào bạn , Bạn có thể đến khám chuyên khoa cột sống tại bất kỳ địa chỉ nào của Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO, giá khám 120.000 đồng - 150.000đồng/lượt tuỳ địa điểm khám.

 

Chúc bạn vui - khoẻ.

Thân chào

Trả lời:

Chào bạn,

Theo mô tả bạn có thể bị mắc bệnh lý về cột sống, bạn nên đến Bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị hợp lý trước khi bệnh tiến triển nặng.

Thân chào.

Trả lời:

Chào bạn,

Bệnh viện có gói phẫu thuật kéo dài chi, thông thường có thể kéo dài chi thêm khoảng 3-6cm - tùy vào thể trạng và sức khỏe của người bệnh. Bạn có thể đến khám tại Bệnh viện để được Bác sĩ tư vấn kỹ hơn vì đây là phẫu thuật phức tạp do thời gian sau phẫu thuật BN cần phải chăm sóc kỹ và mang khung cố định từ 6 tháng đến 01 năm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm.

BV SAIGON-ITO

Trả lời:

Chào bạn,

Phòng khám Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện SAIGON-ITO có thực hiện các kỹ thuật chỉnh nha và cắt hàm chỉnh móm, hiện chỉnh nha có 2 loại là sử dụng mắc cài kim loại và bằng sứ.

Với trường hợp của bạn sẽ được thực hiện chỉnh nha trước sau đó khoảng 1-1.5 năm (khi tháo khung cài ra) sẽ tiếp tục thực hiện cắt hàm chỉnh móm, các thủ thuật này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn nên trực tiếp đến Bệnh viện để được Bác sỹ tư vấn kỹ trước khi thực hiện.

Thân chào.

SAIGON-ITO

Trả lời:

Bệnh đông cứng khớp vai, hay còn gọi là viêm dính bao khớp vai là bệnh lý làm đau và hạn chế vận động khớp vai. Bệnh này chiếm 2% dân số, thường gặp ở lứa tuổi 40-60 và nữ thường mắc hơn nam.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh đông cứng khớp vai chưa được biết rõ, một số yếu tố được coi là nguy cơ dẫn đến bệnh này gồm:

- Tiểu đường: bệnh thường gặp trên bệnh nhân bị tiểu đường, chiếm khoảng 10-20%.

- Các bệnh lý khác như: bệnh lý nhược giáp, cường giáp, Parkinson và bệnh lý tim mạch.

- Bất động lâu: bệnh có thể xảy ra ở bệnh nhân không cử động vai một thời gian sau phẫu thuật, gãy xương hay các chấn thương khác ở vùng vai.

Triệu chứng

Tùy nguyên nhân mà mỗi người đau mỗi khác, có người chỉ đau khi giơ tay quá mức, có người bị đau âm ỉ…

Một số phụ nữ cảm thấy khó khăn khi gài dây áo ngực, khi nằm xuống giường làm động tác vươn thẳng hai tay… Nếu không được điều trị, bệnh ngày càng nặng, cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và không dừng ở bả vai mà lan sang cổ, xuống cùi chỏ… Khổ nhất là cơn đau “viếng thăm” về đêm khiến mất ngủ.

Sai lầm

Để hạn chế cơn đau, không ít người đã tự dùng thuốc giảm đau. Đây là sai lầm nguy hiểm vì thuốc chỉ che lấp triệu chứng còn căn nguyên của bệnh thì vẫn vậy nên bệnh càng trầm trọng hơn. Chưa kể, tác dụng phụ của thuốc giảm đau sẽ dẫn đường cho các bệnh gan, thận có cơ hội đến nhanh hơn! Sai lầm thứ hai là dùng dầu nóng để xoa bóp cho đỡ đau. Khi dùng dầu nóng, người bệnh có cảm giác cơn đau biến mất nên tiếp tục dùng, nhưng sẽ sớm phát hiện bị hạn chế một số cử động và cơn đau quay trở lại ngày càng “hung dữ” hơn. Không ít người còn cố nắn sửa, giật, kéo mong sao cho khớp “trở về nhà xưa”! Sai lầm này được bác sĩ Phan Vương Huy Đổng - Hội Y học thể dục thể thao TP.HCM lưu ý: "Tại vùng viêm có hiện tượng mạch máu tăng sinh. Khi bôi dầu nóng cùng với các động tác xoa bóp mạnh sẽ làm cho bao khớp co rút nhiều. Càng xoa bóp, kéo nắn càng làm cho bệnh trầm trọng hơn”.

Điều trị

Bệnh đông cứng khớp vai thường cải thiện từ từ, có khi đến ba năm. Việc điều trị không cần phẫu thuật. 90% bệnh nhân hết đau và cải thiện vận động khớp vai nhờ điều trị kháng viêm bằng thuốc uống hay chích corticoid; phục hồi vận động bằng tập kéo giãn bao khớp-stretching; và tập mạnh sức cơ vai, tập vật lý trị liệu, siêu âm giảm viêm...

Nếu điều trị với những biện pháp trên trong ba tháng mà không cải thiện, phẫu thuật nội soi khớp vai giải phóng bao khớp viêm dính là phương pháp tối ưu. Bệnh nhân sau mổ sẽ giảm đau nhiều và có thể tập vận động, cải thiện nhanh tình trạng cứng khớp. Bệnh này có thể tái phát, đặc biệt là ở những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết.

Trả lời:

Đau lưng có thể bao gồm nhiều loại, từ đau âm ỉ, liên tục đến cơn đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển. Cơn đau lưng có thể nhanh chóng bắt đầu nếu quý vị bị ngã hoặc nâng vật gì đó quá nặng, hoặc cơn đau có thể trở nên nặng dần.

Những ai có thể mắc bệnh Đau Lưng?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ của quý vị đó là:

  • Lớn tuổi dần. Đau lưng phổ biến hơn khi tuổi tác của quý vị lớn dần. Quý vị có thể bắt đầu bị đau lưng khi ở độ tuổi 30-40.
  • Ít hoạt động thể dục thể chất. Đau lưng phổ biến hơn ở những người không khỏe mạnh.
  • Thừa cân. Chế độ ăn giàu calo và chất béo có thể làm cho quý vị tăng cân. Cân nặng quá lớn có thể gây áp lực lên lưng và gây ra đau lưng.
  • Di truyền. Một số nguyên nhân gây đau lưng, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, một dạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến cột sống, có thể mang yếu tố di truyền.
  • Các bệnh khác. Một số loại viêm khớp và ung thư có thể gây ra đau lưng.
  • Công việc của quý vị. Nếu quý vị phải nâng, đẩy hoặc kéo trong khi vặn cột sống, quý vị có thể bị đau lưng. Nếu quý vị làm việc tại bàn làm việc cả ngày và không ngồi thẳng người lên, quý vị cũng có thể bị đau lưng.
  • Hút thuốc lá. Cơ thể quý vị có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho các đĩa đệm ở lưng nếu quý vị hút thuốc. Khi người hút thuốc bị ho cũng có thể gây đau lưng. Người hút thuốc chậm lành bệnh, do đó, đau lưng có thể kéo dài lâu hơn.

Một yếu tố khác đó là chủng tộc. Ví dụ: khả năng bị thoát vị một phần cột sống phía dưới ở phụ nữ da đen nhiều hơn hai đến ba lần so với phụ nữ da trắng.

Nguyên Nhân Gây Đau Lưng là Gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng. Bản thân các vấn đề cơ học ở lưng có thể gây ra đau lưng. Ví dụ:

  • Vỡ đĩa đệm
  • Co thắt
  • Căng giãn cơ
  • Thoát vị đĩa đệm.

Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.

Đau lưng cũng có thể xảy ra kèm theo một số tình trang và bệnh tật, chẳng hạn như:

  • Chứng vẹo cột sống
  • Trượt đốt sống
  • Viêm khớp
  • Chứng hẹp cột sống
  • Mang thai
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đau cơ xơ hóa.

Các nguyên nhân khác có thể gây đau lưng đó là nhiễm trùng, khối u hoặc áp lực.

Có Thể Phòng Tránh Đau Lưng Hay Không?

Những điều tốt nhất quý vị có thể làm để phòng tránh đau lưng đó là:

  • Tập thể dục thường xuyên và giữ cho cơ lưng khỏe mạnh.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm cân nếu cân nặng của quý vị quá lớn. Để có xương chắc khỏe, quý vị cần phải nhận được đủ canxi và vitamin D hàng ngày.
  • Hãy cố gắng đứng thẳng và tránh nâng vật nặng nếu có thể. Nếu quý vị nâng vật gì đó quá nặng, hãy gập chân và giữ thẳng lưng.

Khi Nào Tôi Nên Gặp Bác Sĩ Để Khám Đau Lưng?

Quý vị cần đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng:

  • Tê hoặc nhoi nhói
  • Đau nặng mà không đỡ sau khi nghỉ ngơi
  • Đau sau khi ngã hoặc chấn thương
  • Đau kèm theo bất kỳ vấn đề nào sau đây:
    • Đi tiểu khó
    • Cơ thể yếu
    • Tê chân
    • Sốt
    • Sụt cân khi không ăn kiêng.

Chẩn Đoán Đau Lưng Bằng Cách Nào?

Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ xem bệnh sử của quý vị và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

  • Chụp X quang
  • Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Xét nghiệm máu.

Xét nghiệm y tế có thể không cho thấy nguyên nhân gây ra đau lưng của quý vị. Trong nhiều trường hợp, không bao giờ tìm thấy nguyên nhân gây ra đau lưng. Đau lưng có thể đỡ hơn ngay cả khi quý vị không biết nguyên nhân.

Sự Khác Nhau Giữa Đau Cấp Tính và Đau Mãn Tính Là Gì?

Đau cấp tính bắt đầu một cách nhanh chóng và kéo dài dưới 6 tuần. Đó là loại đau lưng thường gặp nhất. Đau cấp tính có thể gây ra do các nguyên nhân như ngã, bị cản khi chơi bóng bầu dục hoặc nâng vật gì đó nặng. Đau mãn tính kéo dài hơn 3 tháng và ít gặp hơn so với đau cấp tính.

Điều Trị Đau Lưng Như Thế Nào?

Điều trị đau lưng phụ thuộc vào loại đau quý vị mắc phải, do đó khi bị Đau lưng dài ngày quý vị nên đến Bệnh viện để được Bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị đúng cách..

Lượt truy cập :   - Đang Online :