Email: benhvien@saigonito.com
TỔNG ĐÀI
Giải đáp thủ tục hành chính từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH
- Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00-16h30)
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
+ Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3997 3679
- Sau 16h30, Chủ nhật & ngày Lễ Tết
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CẤP CỨU
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0918 474 716
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
HỖ TRỢ ONLINE
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
- Zalo:
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận
 
menu

10 ĐIỀU CHÚNG TA CẦN PHẢI BIẾT ĐỂ BẢO VỆ MÌNH VÀ NGƯỜI KHÁC NHẰM PHÒNG CHỐNG COVID-19

Thứ năm, 20/02/2020, 15:58 GMT+7
Chia sẻ tin này qua: Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ qua Google+ Chia sẻ qua Twitter

Sự gia tăng liên tục số ca bệnh và số nước bị ảnh hưởng bởi dịch trong vài ngày qua thực sự đáng quan tâm. Các nhà dịch tễ học của chúng ta đã theo dõi liên tục sự gia tăng và hiện nay chúng ta đang tăng cường đánh giá nguy cơ lan rộng và nguy cơ ảnh hưởng của COVID-19 tới mức rất cao trên toàn cầu.

Những gì chúng ta thấy ở thời điểm này là các dịch bệnh COVID-19 có liên quan nhau trong một số nước, nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng ta vẫn có thể theo dấu những người tiếp xúc hoặc các chùm ca bệnh. Cho đến nay, chúng ta không thấy bằng chứng cho thấy vi rút đang lây lan một cách tự do trong các cộng đồng.

Chúng ta vẫn có cơ may để ngăn chặn vi rút, nếu những hành động mạnh mẽ được thực hiện để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, chăm sóc bệnh nhân và theo dấu những người tiếp xúc.

Kẻ thù lớn nhất của chúng ta ngay lúc này không phải là chính vi rút mà là sự sợ hãi, tin đồn và sự kỳ thị. Và tài sản lớn nhất của chúng ta là bằng chứng xác thực, lý trí và sự đoàn kết.

Nguy cơ của bạn tuỳ thuộc vào nơi bạn sống, tuổi và sức khoẻ của bạn. WHO có thể cung cấp những hướng dẫn chung. Bạn cũng nên theo sát các hướng dẫn quốc gia và hỏi ý kiến các nhân viên y tế địa phương.

Có 10 việc cơ bản mà bạn nên biết để phòng ngừa dịch bệnh:

- Thứ nhất, là rửa tay thường xuyên với nước rửa tay có cồn hoặc rửa tay với xà phòng và nước. Chạm tay vào mặt của mình sau khi chạm vào các bề mặt lây nhiễm hay người bệnh là một trong những cách mà vi rút có thể lây truyền. Bằng cách rửa tay, bạn có thể giảm nguy cơ này.

- Thứ hai, lau sạch các bề mặt thường xuyên với chất khử trùng. Ví dụ bàn bếp và bàn làm việc.

- Thứ ba, tự trang bị kiến thức về bệnh COVID-19. Phải bảo đảm bạn có thông tin từ những nguồn đáng tin cậy như cơ quan y tế công cộng quốc gia hay địa phương, trang web của WHO hay thông tin từ nhân viên y tế địa phương. Mỗi người nên biết về các triệu chứng – đối với hầu hết người, bệnh bắt đầu với sốt và ho khan, không chảy mũi. Hầu hết mắc bệnh nhẹ và tình trạng bệnh sẽ cải thiện mà không cần đến bất kỳ chăm sóc đặc biệt nào.

- Thứ tư, tránh đi lại nếu bạn bị sốt hoặc ho và nếu bạn cảm thấy bị bệnh trong khi đang trong chuyến bay thì hãy báo cho phi hành đoàn ngay lập tức. Ngay khi trở về nhà, phải liên lạc với các bộ y tế và thông báo cho họ biết những nơi bạn đã đi qua.

- Thứ năm, ho hoặc hắt hơi vào tay áo hoặc khăn giấy. Vứt ngay khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy, sau đó rửa tay.

- Thứ sáu, nếu bạn trên 60 tuổi, hoặc có bệnh nền như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp hay tiểu đường, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng. Bạn nên cẩn thận hơn và tránh đến những nơi đông người hay những nơi bạn có thể tiếp xúc với những người bệnh.

- Thứ bảy, cho tất cả mọi người. Nếu bạn cảm thấy không khoẻ, hãy ở nhà, đi khám bệnh tại cơ sở y tế gần nhất. Nhân viên y tế sẽ đặt một số câu hỏi cho bạn về các triệu chứng, nơi bạn ở và bạn đã tiếp xúc với ai. Việc này để bảo đảm bạn nhận được lời khuyên chính xác, bạn sẽ được hướng dẫn tới đúng cơ sở y tế phù hợp và sẽ giúp bạn không lây nhiễm đến những người khác.

- Thứ tám, nếu bạn bị bệnh, hãy ở lại nhà, ăn và ngủ cách ly với gia đình của bạn, sử dụng riêng biệt những vật dụng trong nhà cũng như dùng chén bát riêng để  ăn.

- Thứ chín, nếu bạn có triệu chứng khó thở lập tức đi khám bệnh.

- Và thứ mười, bạn sẻ cám thấy lo lắng, đặc biệt khi đang sống trong một quốc gia hay cộng đồng có dịch. Tìm hiểu bạn có thể làm gì trong cộng đồng của bạn. Thảo luận làm thế nào để giữ an toàn nơi làm việc, ở trường hay những nơi thờ cúng.

Cùng với nhau, chúng ta sẽ mạnh mẽ. Ngăn chặn bệnh bắt đầu từ bạn.

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM

  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận
TỔNG ĐÀI
TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30
028 3991 2030 028 3844 1399
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH
TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30
028 3991 2030 028 3997 3679
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH
SAU 16H30, CHỦ NHẬT & LỄ, TẾT
028 3991 2030 028 3844 1399
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30
0901 800 853 0901 800 856
CẤP CỨU 24/7 028 3991 2029 028 3845 6139
BAN GIÁM ĐỐC 0918 47 47 16 0988 08 14 11
SỞ Y TẾ 0967 77 10 10 0967 77 10 10