Đau vùng hậu môn sinh dục là một chứng đau khá phổ biến, nhưng chưa được quan tâm vì nhiều lý do, trong đó có lý do về phía người bệnh thường âm thầm chịu đựng, không muốn thổ lộ cho người khác biết, nhất là phụ nữ.
ĐAU VÙNG HẬU MÔN SINH DỤC
Anal Pain
Proctagia
Đau vùng hậu môn sinh dục là một chứng đau khá phổ biến, nhưng chưa được quan tâm vì nhiều lý do, trong đó có lý do về phía người bệnh thường âm thầm chịu đựng, không muốn thổ lộ cho người khác biết, nhất là phụ nữ.
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng đau vùng hậu môn sinh dục, khi không thể tìm ra được nguyên nhân nào thì người ta gọi bằng một cái tên chung chung “ Đau Vùng Hậu Môn Sinh Dục Vô Căn”. Thực tế thì biểu hiện đau hay rối loạn cảm giác nào cũng phản ánh một tình trạng bất thường của cơ thể, nhưng không phải là trường hợp nào ta cũng có thể tìm thấy nguyên nhân, dù cho có sử dụng các phương tiện thăm dò chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại nhất.
Chính vì thế phương pháp tiêm giảm đau chẩn đoán được coi là một biện pháp chẩn đoán nguyên nhân đau. Nguyên lý của biện pháp này là ta dùng thuốc tê làm ức chế thần kinh chi phối vùng đau đó. Nếu mức độ đau giảm trên 50% so với mức độ đau khi chưa tiêm can thiệp thì ta có thể hướng tới chẩn đoán được nguồn đau chính và điều trị nguyên nhân tuỳ thuộc vào bệnh lý cụ thể của vùng này (ví dụ tình trạng chèn ép dây thần kinh, tình trạng thiếu máu, tình trạng xơ hoá các mô v.v).
Bệnh nhân nữ sinh 1972 đã đau vùng hậu môn bên trái từ hơn 1 năm nay, đau tăng khi ngồi và đau lan dọc từ bờ trái của hậu môn theo bờ ngoài xương cùng lên mào chậu trái. Bệnh nhân đã đi thăm khám nhiều nơi và làm tầm soát các bệnh về hậu môn, đại trực tràng, phụ khoa, MRI cột sống thắt lưng v.v nhưng đều không tìm thấy bất cứ bệnh lý nào. Bệnh nhân được giới thiệu đến Trung Tâm Đau, Bệnh Viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận, TpHCM.
Sau khi thăm khám kỹ chúng tôi nghĩ tới nguyên nhân đau có từ 2 nguồn
1. Đau do chèn ép các nhánh thần kinh vùng mông (Cluneal Nerve Entrapment)
2. Đau do chèn ép thần kinh thẹn (Prudendal Neuragia)
Để chẩn đoán chúng tôi tiến hành phong bế lần lượt các thần kinh này
Sau khi phong bế các nhánh thần kinh vùng mông, bệnh nhân đã thấy đỡ đau trên 50% so với ban đầu.
Bệnh nhân đã đỡ đau trên 50% so với ban đầu.
Chúng tôi hy vọng đi đúng hướng và bệnh nhân sẽ giảm được đau đớn đã chịu đựng trong những năm tháng qua.
Nguồn: ThS.BS Nguyễn Anh Tuấn
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn | Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận | |
---|---|---|
TỔNG ĐÀI TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3997 3679 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30, CHỦ NHẬT & LỄ, TẾT |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
0901 800 853 | 0901 800 856 |
CẤP CỨU 24/7 | 028 3991 2029 | 028 3845 6139 |
BAN GIÁM ĐỐC | 0918 47 47 16 | 0988 08 14 11 |
SỞ Y TẾ | 0967 77 10 10 | 0967 77 10 10 |