Định kỳ 2 tuần 1 lần, Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO sẽ tổ chức buổi sinh hoạt khoa học nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn và trau dồi kinh nghiệm. Các Bác sĩ không chỉ lắng nghe mà còn cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dưới sự điều phối của PGS.TS.BS Lê Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bệnh viện.
Nhịn ăn uống là một trong những quy định quen thuộc để chuẩn bị trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, làm thế nào để người bệnh không bị đói và khát trước khi phẫu thuật? Những thông tin BS.CKI Hà Minh Hiếu - Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận chia sẻ hy vọng sẽ hữu ích, giúp quý khách phục hồi sức khỏe sớm.
Nếu không nhịn ăn uống trước thời điểm bắt đầu gây mê người bệnh sẽ bị hít dịch và thức ăn tồn động từ dạ dày vào phổi gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp cấp, hậu quả nặng hơn là viêm phổi dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao; Nếu điều trị thành công thì cũng để lại di chứng nặng nề.
Do đó từ lâu người bệnh đã được chỉ định nhịn ăn uống từ đêm trước mổ để tránh nguy cơ trào ngược, hít sặc. Tuy nhiên trên thực tế bệnh nhân có thể phải nhịn ăn uống dài hơn từ 10-15 giờ hoặc hơn nữa vì lý do chờ đợi phòng mổ, thay đổi lịch trình phẫu thuật. Việc nhịn ăn uống kéo dài trước mổ làm người bệnh bị đói, khát, khô miệng và lo lắng, điều này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng dị hóa, gây đề kháng insulin. Đặc biệt ở trẻ em, khát và đói làm cho bé quấy khóc gây tăng tiết đường hô hấp trước gây mê, gây nên khó khăn không nhỏ trong lúc gây mê, và cuối cùng là làm chậm hồi phục chức năng sống sau phẫu thuật.
Như vậy làm thế nào để người bệnh không phải chịu đói, chịu khát hay có cảm giác lo âu trong khi chờ đợi phẫu thuật mà lại an toàn trong Gây mê Hồi sức?
Trước đây đã có quy trình cho người bệnh uống nước lộc khoảng 2 giờ trước khi gây mê nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng đói và khát hay khô miệng.
Kể từ năm 2018, Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO đã áp dụng thường quy phương pháp cho người bệnh sử dụng loại nước đường chuyên dụng (Maltodextrin) trước phẫu thuật (từ đêm trước chờ mổ và trước khi gây mê từ 1-2 giờ. Phương pháp này đã mang lại hiệu quả an toàn trong gây mê và làm người bệnh rất hài lòng vì không còn cảm thấy đói, khát và mệt mỏi khi chờ đợi phẫu thuật. Sau mổ, nhu động ruột của người bệnh phục hồi ngay và họ được ăn uống sớm, vì thế chức năng toàn thân sau mổ cũng được phục hồi sớm hơn nhiều góp phần tăng sự hài lòng cho người bệnh khi điều trị tại Bệnh viện. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tư vấn và chuẩn bị giúp người bệnh an tâm trước phẫu thuật. Cũng chính vì điều này, thông điệp “KHÔNG SỢ MỔ khi đến SAIGON-ITO” đã được người bệnh lan truyền trong cộng đồng.
Định kỳ 2 tuần 1 lần, Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO sẽ tổ chức buổi sinh hoạt khoa học nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn và trau dồi kinh nghiệm. Các Bác sĩ không chỉ lắng nghe mà còn cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dưới sự điều phối của PGS.TS.BS Lê Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bệnh viện.
Nguồn SAIGON-ITO
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn | Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận | |
---|---|---|
TỔNG ĐÀI TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3997 3679 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30, CHỦ NHẬT & LỄ, TẾT |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
0901 800 853 | 0901 800 856 |
CẤP CỨU 24/7 | 028 3991 2029 | 028 3845 6139 |
BAN GIÁM ĐỐC | 0918 47 47 16 | 0988 08 14 11 |
SỞ Y TẾ | 0967 77 10 10 | 0967 77 10 10 |