Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30-60 tuổi.
I. Thế nào là thoát vị đĩa đệm?
- Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
- Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
II. Phân loại thoát vị đĩa đệm như thế nào?
1. Dựa vào vị trí đĩa đệm bị chệch, bệnh được chia thành:
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
- Thoát vị đĩa đệm ngực
- Thoát vị đĩa đệm lưng ngực
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
2. Dựa vào sự chèn ép ở thần kinh và tủy sống, bệnh được chia thành:
- Thoát vị thể trung tâm: Nhân nhầy thoát ra và chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Thể này không gây tình trạng tê bì chân tay, nhưng là tình trạng nguy hiểm nhất vì khi nhân nhầy chèn ép càng nhiều, người bệnh sẽ mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết.
- Thoát vị cạnh trung tâm: Nhân nhầy gây chèn ép lên cả tủy sống và rễ thần kinh.
- Thoát vị chèn ép rễ thần kinh phải hoặc trái.
3. Dựa theo vị trí, tình trạng đĩa đệm bị thoát vị được chia thành:
- Thoát vị ra sau: Loại này khá phổ biến, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau mỏi, nhức nhối, đau lan vvà tê bì
- Thoát vị ra trước.
- Thoát vị vào thân sốt sống, còn gọi là thoát vị đĩa đệm nội xốp.
III. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm:
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà chúng ta thường gặp phải:
- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
- Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
- Do chấn thương ở vùng lưng
- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống...
- Yếu tố di truyền
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
- Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
IV. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm:
Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển hình nhất.
Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Đi kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.
Việc tìm hiểu và trang bị kiến thức về thoát vị đĩa đệm sẽ quý khách hàng có phương án xử trí đúng cách. Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO khuyến cáo tất cả người dân nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa khi có các triệu chứng bất thường để được các Bác sĩ tư vấn phương án điều trị tốt nhất.
Mời quý vị cùng lắng nghe chia sẻ của BS.CKII Nguyễn Đức Lâm - Phó Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú với chủ đề "NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM"
Những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm.
Nguồn SAIGON-ITO
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn | Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận | |
---|---|---|
TỔNG ĐÀI TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3997 3679 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30, CHỦ NHẬT & LỄ, TẾT |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
0901 800 853 | 0901 800 856 |
CẤP CỨU 24/7 | 028 3991 2029 | 028 3845 6139 |
BAN GIÁM ĐỐC | 0918 47 47 16 | 0988 08 14 11 |
SỞ Y TẾ | 0967 77 10 10 | 0967 77 10 10 |