Thay khớp háng nhân tạo là một tiến bộ của ngành phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, đã mang đến sự hồi phục chức năng đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống của những bệnh khớp háng mà các phương pháp trị liệu kinh điển khác không giải quyết được.
Phẫu thuật thay khớp háng là gì?
Phẫu thuật thay khớp háng là lấy đi phần xương sụn của khớp bị hư, bao gồm phần chỏm xương đùi và phần ổ cối của xương chậu; sau đó thay bằng phần khớp nhân tạo tương ứng. Mục đích của phẫu thuật là nhằm phục hồi tầm vận động khớp háng, phục hồi chức năng đi lại và giảm đau.
Khi nào cần phẫu thuật thay khớp háng:
Tất cả những bệnh nhân có tổn thương khớp háng gây đau đớn sau khi đã dùng các biện pháp điều trị giảm đau thông thường không thuyên giảm. Một số bệnh lý thường gặp:
Thời gian nằm viện và thời gian phục hồi sau phẫu thuật:
Ngày đầu tiên sau mổ, bệnh nhân nằm trên giường, chân mổ được chêm gối hoặc đặt nẹp sao cho chân được thẳng trục.
Ngày thứ hai sẽ được kỹ thuật viên vật lý trị liệu tập ho, tập thở sâu, tập gồng cơ, tập ngồi.
Các ngày sau, sẽ được hướng dẫn tập đứng, tập đi, tập vận động khớp háng, tập các sinh hoạt thông thường sao cho không làm tổn thương khớp nhân tạo.
Thời gian nằm lại Bệnh viện để được chăm sóc sau mổ trung bình là 5-7 ngày. Vết mổ sẽ được cắt chỉ khoảng 14 ngày sau mổ. Thời gian phục hồi hoàn toàn cơ năng khớp háng khoảng 3 tháng.
Lịch tái khám thông thường vào các thời điểm sau mổ 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và hàng năm sau đó.
Các biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật:
Thay khớp háng là một phẫu thuật lớn, nhờ sự chuẩn bị tốt, phương tiện gây mê hồi sức tốt, kíp phẫu thuật thông thạo nên đa số các phẫu thuật đều an toàn. Tuy nhiên theo thống kê, sẽ có một số trường hợp xảy ra biến chứng và thường được xử trí thành công nếu được phát hiện kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật thay khớp háng như: Tắc mạch, lỏng khớp, cứng khớp, trật khớp… do đó việc tuân thủ tái khám sau mổ theo lịch hẹn sẽ là biện pháp an toàn giúp bạn khắc phục những biến chứng có thể xảy ra sau mổ.