Khi nhận thấy khớp của mình có những dấu hiệu bất thường, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
I. Thoái hóa khớp là gì?
- Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Ngoài ra, các mô xung quang cũng có thể bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn tại khớp bị suy giảm, khiến các cử động tại đây trở nên khó khăn hơn.
- Khớp bị thoái hóa là một dạng tổn thương thường gặp nhất, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy có khoảng 30% người trên 35 tuổi bị thoái hóa khớp. Tỷ lệ này tăng lên 60% ở người trên 65 tuổi và 85% ở người trên 85 tuổi.
II. Triệu chứng khi khớp bị thoái hóa?
- Đau khớp: Ở giai đoạn nhẹ, tại khớp sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ trong hoặc sau khi vận động, sau đó biến mất nhanh chóng nên dễ khiến người bệnh chủ quan. Về lâu dài, khi sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cường độ đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
- Cứng khớp: Khớp cứng không vận động được thường đi kèm đau nhức, xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau một thời gian không vận động khớp.
- Giảm khả năng vận động: Khi bị thoái hóa khớp, các hoạt động hằng ngày của người bệnh sẽ bị hạn chế. Chẳng hạn như, ở người thoái hóa khớp gối, việc đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, ngồi xổm, co duỗi gối sẽ khó khăn hơn.
- Khớp sưng tấy và nóng ran: Khớp sưng viêm, có cảm giác nóng ran khi vận động.
- Xuất hiện tiếng kêu “răng rắc” khi vận động: Các đầu xương cọ xát vào nhau do lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ tạo ra những âm thanh lộp cộp, răng rắc khi vận động.
III. Nguyên nhân các khớp bị thoái hóa?
1. Nguyên nhân nguyên phát:
- Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.
2. Nguyên nhân thứ phát:
- Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
- Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
- Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
- Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
- Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.
Trong chương trình FM Sức khỏe với sự chia sẻ của BS.CKII Nguyễn Thành Chơn -Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Sà Gòn ITO Phú Nhuận chủ đề “THOÁI HÓA KHỚP – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA” sẽ giúp quý vị giải đáp những thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình và người thân, giúp quý vị có những hiểu biết đúng đắn hơn, qua đó chăm sóc và bảo vệ khoẻ tốt hơn.
Thoái hóa khớp - Nguyên nhân & cách phòng ngừa
Nguồn SAIGON-ITO