Email: benhvien@saigonito.com
HOTLINE
Giải đáp thủ tục hành chính (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn:
0918 474 716 - 0902 801 462
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận:
0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
CẤP CỨU (24/7) & ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3845 6139
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3997 3679
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
HỖ TRỢ ONLINE:
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
SAU 16H30: ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139
Nội soi trực tràng

II. Tại sao phải Nội soi trực tràng?


Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) dù rất đắt tiền nhưng vẫn không có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. X quang đại tràng bằng cách bơm baryt có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không chính xác bằng nội soi. Qua máy nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài milimét, có thể sinh thiết để tìm ung thư. Do một phần lớn bệnh lý đại tràng đều tập trung ở khu vực quanh trực tràng, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu soi phần trực tràng thay vì soi cả đại tràng. Việc chuẩn bị sẽ dễ dàng và nhanh hơn, thủ thuật làm nhanh hơn và không làm đau nhiều.

III. Những ai phải soi trực tràng?
Chỉ định soi trực tràng dành cho các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề ở phần cuối ống tiêu hóa (hậu môn, trực tràng và đại tràng sigma). Các lý do thường nhất là:

Tiêu ra máu, đặc biệt nếu nghi ngờ do trĩ hay u trực tràng.

Tiêu ra đàm nhớt.

 Có hình ảnh bất thường trên phim chụp đại tràng hay siêu âm bụng.

Ngay cả khi chẩn đoán đã rõ ràng ( viêm, loét hay u v.v…), bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nội soi trực tràng để lấy mẩu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh hay tìm tế bào ung thư.

IV. Nội soi trực tràng có nguy hiểm không?
Nói chung, nội soi trực tràng là một thủ thuật khá an toàn và ít khi có tai biến. Nếu soi bằng ống soi cứng, độ dài của ống khoảng 25 cm có thể làm bệnh nhân hơi đau tức nhẹ vùng bụng dưới. Nếu dùng ống soi mềm, phần ống soi đưa vào phải qua nhiều vị trí gập góc hay xoắn, cũng có thể làm bệnh nhân thấy hơi đau. Thủng ruột rất ít khi gặp và thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân có bệnh viêm nhiễm nặng làm vách ruột mỏng đi.

Vấn đề thường gặp là cảm giác đầy bụng sau khi soi. Nguyên nhân gây đầy bụng là do bác sĩ phải bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ tổn thương.

Cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau khi bệnh nhân đánh hơi vài lần. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi trực tràng có thể thực hiện cả cho các bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện.

V. Nội soi trực tràng cần chuẩn bị như thế nào?
Việc chuẩn bị nội soi trực tràng là rất quan trọng để đảm bảo cho lòng ruột thật sạch và bác sĩ không bỏ sót tổn thương. Cách chuẩn bị thường dùng là bơm rửa lòng ruột với dung dịch chuẩn bị như Fleet Enema.
Quá trình chuẩn bị như sau:

Bệnh nhân bơm thuốc vào hậu môn ở tư thế nằm.

Sau 5 phút sẽ xuất hiện cảm giác mót rặn.

Bệnh nhân đi tiêu vài lần cho đến khi sạch.

Khi đó, có thể đến phòng soi để được thực hiện thủ thuật.
Các bệnh nhân bị bón nhiều có thể cần dùng đến 2 ống thuốc Fleet Enema: 1 vào buổi tối ngày trước soi và 1 vào buổi sáng ngày được soi.
Lượt truy cập :   - Đang Online :