BS.CKI Trương Thị Xuân Lan - Khoa Điều trị Bệnh viện Quốc tế Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn (thuộc Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO) chia sẻ chủ đề "Loãng xương" cho người bệnh nội trú nhằm cung cấp thêm thông tin về bệnh loãng xương, dấu hiệu nhận biết, chế độ dinh dưỡng, các biện pháp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình mất các thành phần của xương.
Loãng xương (0steoporosis) là bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, bệnh diễn biến âm thầm, đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của con người, làm cho người bệnh có cảm giác bản thân mình già hơn, yếu hơn, và khi đã gặp các biến chứng thì vô cùng trầm trọng. Gãy xương, đặc biệt là ở cột sống hoặc vùng khớp háng, là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. Trong một số trường hợp, gãy xương cột sống có thể xảy ra ngay cả khi quý khách không bị ngã. Xương tạo nên cột sống của quý khách (đốt sống) có thể yếu đến mức xẹp đốt sống, dẫn đến đau lưng, mất chiều cao, tư thế gập người về phía trước và vẹo cột sống.
BS.CKI Trương Thị Xuân Lan - Khoa Điều trị Bệnh viện Quốc tế Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn (thuộc Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO) chia sẻ chủ đề "Loãng xương" cho người bệnh nội trú nhằm cung cấp thêm thông tin về bệnh loãng xương, dấu hiệu nhận biết, chế độ dinh dưỡng, các biện pháp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình mất các thành phần của xương.
Để phòng ngừa bệnh loãng xương, quý khách hãy đo loãng xương hay còn gọi là đo mật độ xương để xác định hàm lượng canxi, các khoáng chất có trong xương. Các vị trí thường được thực hiện đo mật độ xương là cột sống, hay cổ xương đùi.
Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO triển khai dịch vụ Điều trị loãng xương bằng truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Với dịch vụ này, khách hàng truyền 01 lần nhưng hiệu quả kéo dài trong 12 tháng và được chỉ định dùng thuốc 1 lần/ 1 năm.
Nguồn SAIGON-ITO