Email: benhvien@saigonito.com
TỔNG ĐÀI
Giải đáp thủ tục hành chính từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH
- Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00-16h30)
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
+ Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3997 3679
- Sau 16h30, Chủ nhật & ngày Lễ Tết
+ Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CẤP CỨU
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận028 3845 6139
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 - 16h30)
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0918 474 716
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
HỖ TRỢ ONLINE
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
- Zalo:
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: SAU 16H30, CHỦ NHẬT & NGÀY LỄ TẾT
ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139

BIẾN CHỨNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ tư, 24/08/2022, 14:50 GMT+7
Chia sẻ tin này qua: Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ qua Google+ Chia sẻ qua Twitter

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thần kinh ngoại biên sẽ mang đến cơ hội thay đổi ý nghĩa giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Chương trình tầm soát bệnh thần kinh ngoại biên triển khai khám tầm soát bằng máy rung âm thoa và tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên môn nhiều kinh nghiệm, miễn phí cho các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Sài Gòn Ito, từ ngày 25/08/2022 đến ngày 07/09/2022.

Xem thêm về chương trình tại: https://landing.hedima.vn/tamsoatbenhthankinhngoaibien/

ThS.BS Nguyễn Nương Minh Ngà - Giám đốc Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận chia sẻ về sự nguy hiểm của biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường trên người cao tuổi.

Hiện nay tỉ lệ người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng vì thế mà tăng cao.

Đối với người cao tuổi, nhiều thay đổi liên quan đến tuổi ảnh hưởng đến các biểu hiện lâm sàng của bệnh đái tháo đường. Những thay đổi này có thể làm cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường gặp khó khăn.

Ở người lớn tuổi, cần được chăm sóc đặc biệt để vừa kiểm soát triệu chứng vừa tối ưu hóa sinh hoạt hàng ngày và khả năng vận động, sử dụng thuốc với ít tác dụng phụ. Người lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị ngã và gãy xương do thăng bằng không ổn định, yếu cơ và cần các bài tập sức mạnh, luyện tập phối hợp sẽ rất cần thiết nếu chúng ta muốn giảm thiểu sự suy giảm bệnh thần kinh hay gặp ở người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh thần kinh đái tháo đường bao gồm một loạt các bất thường thần kinh và phổ biến, với tỷ lệ hiện mắc được báo cáo từ 5–100% tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán.

Bệnh thần kinh do đái tháo đường ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh ngoại vi và thần kinh tự chủ, đồng thời gây ra tỷ lệ mắc và tử vong đáng kể ở cả bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và týp 2. Bệnh thần kinh do tiểu đường là dạng bệnh lý thần kinh phổ biến nhất, chúng chiếm tỷ lệ nhập viện nhiều hơn tất cả các biến chứng tiểu đường khác cộng lại, và là nguyên nhân của 50–75% số ca cắt cụt chi không do chấn thương.

Ở người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng vận động, dáng đi và các hoạt động sống hàng ngày. Ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1999–2000, 28% người lớn từ 70–79 tuổi và 35% người lớn từ 80 tuổi trở lên mắc bệnh thần kinh ngoại biên dựa trên một đánh giá đơn giản về giảm cảm giác ở bàn chân, nguyên nhân thường do ảnh hưởng đến các dây thần kinh sợi lớn. Biểu hiện thường gặp:

- Suy giảm nhận thức rung động và cảm giác vị trí

- Suy nhược phản xạ gân cơ

- Đau âm ỉ (giống như đau răng), đau dữ dội hoặc chuột rút ở bàn chân

- Mất điều hòa cảm giác (dáng đi lạch bạch như vịt)

- Yếu bàn tay và bàn chân

- Tăng lưu lượng máu đến bàn chân (bàn chân nóng) và tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh Charcot.

Ngoài ra còn gặp các biểu hiện lâm sàng của bệnh lý thần kinh sợi nhỏ

- Bỏng rát

- Giảm kali máu

- Giảm tiết mồ hôi, khô da, suy giảm vận động mạch và lưu lượng máu, bàn chân lạnh

- Phản xạ, sức mạnh vận động

- Điện sinh lý

- Giảm độ nhạy đối với sợi monofilament Semmes Weinstein 1,0g và cảm giác châm chích khi sử dụng bánh xe Waardenberg hoặc thiết bị tương tự

- Các ngưỡng bất thường đối với nhận thức nhiệt độ

- Tăng nguy cơ loét chân và hoại tử

Tài liệu tham khảo:

1. Dương Ngọc (2009). “Dân số Việt Namqua các thời kỳ”. Tạp chí kinh tế Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.

2. Malik RA, Andag-Silva A, Dejthevaporn C, Hakim M, Koh JS, Pinzon R, Sukor N, Wong KS. Diagnosing peripheral neuropathy in South-East Asia: a focus on diabetic neuropathy. Journal of diabetes investigation. 2020 Sep;11(5):1097-103.

3. Vinik AI, Mitchell BD, Leichter SB, Wagner AL, O'Brian JT, Georges LP. Epidemiology of the Complications of Diabetes. In: Leslie RDG, Robbins DC, editors. Diabetes: Clinical Science in Practice. Cambridge, United Kingdom: Cambridge University Press; 1995. pp. 221–287. [Google Scholar]

4. Knuiman M, Welborn T, McCann V, Stanton K, Constable I. Prevalence of diabetic complications in relation to risk factors. Diabetes. 1986;35:1332–1339. [PubMed] [Google Scholar]

5. Young MJ, Boulton AJM, MacLeod AF, Williams DRR, Sonksen PH. A multicenter study of the prevalence of diabetic peripheral neuropathy in the United Kingdom hospital clinic population. Diabetologia. 1993;36:1–5. [PubMed] [Google Scholar]

6. Holzer SE, Camerota A, Martens L, Cuerdon T, Crystal P, Zagari M. Costs and duration of care for lower extremity ulcers in patients with diabetes. Clin Ther. 1998;20:169–181. [PubMed] [Google Scholar]

7. Caputo GM, Cavanagh PR, Ulbrecht JS, Gibbons GW, Karchmer AW. Assessment and management of foot disease in patients with diabetes. N Engl J Med. 1994;331:854– 860. [PubMed] [Google Scholar]

8. Gregg EW, Sorlie P, Paulose-Ram R, Gu Q, Eberhardt MS, Wolz M, Burt V, Curtin L, Engelgau M, Geiss L. Prevalence of lower-extremity disease in the US adult population >=40 years of age with and without diabetes: 1999–2000 national health and nutrition examination survey. Diabetes Care. 2004;27:1591–1597. [PubMed] [Google Scholar]


Lượt truy cập :   - Đang Online :