Theo Tổ chức y tế thế giới, cứ 10 người có 8 người ít nhất đau lưng 1 lần trong đời. Tại Việt Nam, đau lưng chiếm 2% tổng số dân, 19% ở những người trên 60 tuổi.
Đau cấp và đau mạn tính là vấn đề cần được quan tâm ở người cao tuổi. Theo Tổ chức y tế thế giới, cứ 10 người có 8 người ít nhất đau lưng 1 lần trong đời. Tại Việt Nam, đau lưng chiếm 2% tổng số dân, 19% ở những người trên 60 tuổi.
Đau cấp: cơn đau ngắn, thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Triệu chứng đau có khi đau nhói, đau như dao đâm, có khi đau cơ nhẹ mà người bệnh không vận động cơ thể như bình thường được và không thể đứng thẳng người.
Đau mạn tính: cơn đau kéo dài hơn 3 tháng. Đau mạn tính trở nặng theo thời gian, khó xác định nguyên nhân nên thường cần bác sĩ chuyên khoa theo dõi, xem xét và lập kế hoạch điều trị phù hợp với tổn thương.
Nguyên nhân chính gây đau lưng ở người cao tuổi:
Thoái hóa viêm khớp xương: đau lưng do thoái hóa chia 3 giai đoạn:
- Giai đoạn rối loạn chức năng: đau viêm (khởi phát đau): rối loạn cấu trúc xảy ra trong sụn gây tổn thương nhỏ cho các khớp xương và hiện tượng viêm hình thành.
- Giai đoạn không ổn định: chức năng của các đĩa đệm bị giảm với sự tiến triển của quá trình thoái hóa được nhìn thấy trong các khớp xương. Cùng với sự mất ổn định trong các đơn vị chức năng liên quan trực tiếp như các khớp, dây chằng sẽ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như đau thắt lưng và thần kinh chi dưới, dần dần triệu chứng đau tăng dần.
- Giai đoạn ổn định: chuyển động bị hạn chế do hình thành cấu trúc đốt sống dày lên ở khoảng liên đốt sống. Ở giai đoạn này, mức độ nghiêm trọng của đau thắt lưng thấp giảm đi, tuy nhiên sẽ kèm theo hiện tượng giảm độ linh hoạt của cột sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống:
- Đau lưng thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa gây biến dạng hoặc trượt đốt sống, dẫn đến hẹp không gian chứa tủy sống, đám rối cùng và nơi đi ra từ cột sống lưng của các rễ thần kinh. Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đau có thể khu trú hoặc đau lan, tê mông, đùi, bàn chân, ngón chân…
- Đau lưng hẹp ống sống: nếu liên tục đi và đứng có thể gây ra quá tải trọng lực trên ống sống, gây ra các triệu chứng của chi dưới kèm theo như tê bì, yếu liệt chi…
Loãng xương – vấn đề phổ biến ở người cao tuổi:
Đau vùng lưng tăng dần, tăng lên đột ngột khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đau có thể kết hợp ê ẩm khắp cơ thể, cần chú ý biến chứng xẹp cấp đốt sống ở người cao tuổi có loãng xương.
Tại Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO, quá trình điều trị đau lưng ở người cao tuổi luôn có sự phối hợp chặt chẽ của bác sĩ nội khoa, đặc biệt là bác sĩ điều trị đau với kế hoạch điều trị và kiểm soát đau chi tiết, lâu dài.
Theo BS.CKI Lê Xuân Sơn - Trưởng nhóm Cột sống Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO
Nguồn: SAIGON-ITO