Để phòng tránh đau khớp, mời quý vị cùng lắng nghe chia sẻ của BS.CKII Nguyễn Thành Chơn - Phó Giám đốc chuyên môn - Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận với chủ đề "Đau xương khớp - Những vấn đề cần lưu ý"
I. Đau xương khớp là gì?
- Đau xương khớp là một trong những triệu chứng thường gặp gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Khi gặp cơn đau khớp kéo dài và mức độ đau tăng lên theo thời gian, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
- Đau xương khớp là tình trạng xuất hiện các cơn đau, cứng khớp, sưng, nóng ran ở bất kì khớp xương nào trên cơ thể. Đây là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp, thường gặp ở người cao tuổi và những người lao động nặng nhọc.
- Đau nhức toàn thân dẫn đến cơn đau tại nhiều vị trí như: vùng cổ, vai gáy, thắt lưng, khớp tay, khớp gối, mắt cá chân, gót chân, các ngón chân…
- Đau nhức xương khớp chân phổ biến nhất là chứng đau khớp gối và đau cổ chân. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh đau đớn mỗi khi di chuyển, dần dần có thể gây teo cơ hoặc làm biến dạng khớp xương.
- Đau nhức xương khớp chân ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt
II. Nguyên nhân đau xương khớp?
Việc xác định rõ nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân là vô cùng quan trọng. Dựa trên cơ sở đó, người bệnh sẽ chủ động chăm sóc sức khỏe, điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm cải thiện tình trạng bệnh.
1. Do thói quen sinh hoạt:
- Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức xương khớp. Người vận động không đúng tư thế, thường xuyên bê vác nặng phải đối mặt với nguy cơ tổn thương xương khớp rất cao. Ngoài ra, nhân viên văn phòng cũng có thể bị đau nhức xương toàn thân. Nguyên nhân là do họ ngồi yên một chỗ quá lâu, hiếm khi vận động.
- Khi tham gia các trò chơi thể thao, nếu không cẩn thận vận động quá sức, chơi sai tư thế thì bạn có thể gặp chấn thương. Đây là nguyên nhân gây ra cơn đau nhức xương khớp toàn thân, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, chúng ta cần chú ý khi chơi thể thao, cố gắng vận động đúng tư thế.
- Đặc biệt, những người ăn uống không đủ chất chính là đối tượng rất dễ bị đau nhức xương khớp. Do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, khớp trở nên khô và rất dễ gây tình trạng đau nhức. Tốt nhất, chúng ta nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
2. Do bệnh lý về xương khớp:
- Trên thực tế, hiện tượng đau nhức xương khớp toàn thân là triệu chứng cảnh báo bệnh nhân đang gặp vấn đề sức khỏe liên quan tới xương khớp. Một số bệnh thường gặp là: thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc loãng xương, bệnh gút,…
- Dù là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nhân cũng cần tập trung theo dõi, điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu chủ quan, tổn thương xương khớp sẽ chuyển biến tệ, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
- Nhiều bệnh nhân do không theo dõi, điều trị kịp thời đã phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, ví dụ như teo cơ, khớp biến dạng. Nghiêm trọng nhất là tình trạng tàn phế, mất khả năng vận động.
3. Do các yếu tố khách quan:
- Bên cạnh hai nguyên nhân chính kể trên, tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân cũng có thể xảy ra do yếu tố chủ quan. Thay đổi thời tiết là một lý do khiến xương khớp nhức mỏi, đặc biệt là khi người bệnh tiếp xúc với thời tiết lạnh. Lúc này, cơ khớp, xương khớp có xu hướng co rút và gây hiện tượng đau mỏi. Nếu là người nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, người bệnh nên chú ý mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời là lạnh.
- Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi được cho là lý do gây chứng đau nhức xương khớp. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nhờ vậy tinh thần sẽ thoải mái và vui vẻ hơn.
- Người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đau nhức xương khớp cao hơn so với những người bình thường. Bởi vì trọng lượng cơ thể của họ tương đối lớn, xương khớp chịu áp lực cao và rất dễ gây cảm giác đau nhức.
III. Đau xương khớp có nguy hiểm không?
- Đau nhức xương khớp có thể gặp phải tại một khớp, hoặc bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp toàn thân. Tuy gặp nhiều ở người già, người trung tuổi, nhưng tình trạng bệnh xảy ra ở người trẻ cũng ngày càng phổ biến.
- Thông thường, bạn sẽ có cảm giác đau tại các khớp lớn như: đau nhức khớp gối, khớp bả vai, khớp háng, khớp cổ tay, đốt sống lưng… Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện thưa thớt và không quá khó chịu. Càng về sau tần suất sẽ dày hơn, mức độ cơn đau cũng tăng nặng, gây cản trở sinh hoạt và có thể để lại những biến chứng nặng nề, nếu không được khám chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại và sinh hoạt của bạn sau này.
IV. Các triệu chứng đau xương khớp?
Đau xương khớp có thể do tình trạng viêm, thoái hóa, nghĩa là các triệu chứng có xu hướng xấu đi theo thời gian. Với từng tình trạng đau khớp, nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Để phòng tránh đau khớp, mời quý vị cùng lắng nghe chia sẻ của BS.CKII Nguyễn Thành Chơn - Phó Giám đốc chuyên môn - Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận với chủ đề "Đau xương khớp - Những vấn đề cần lưu ý"
Đau xương khớp - Những vấn đề cần lưu ý
Nguồn SAIGON-ITO