Email: benhvien@saigonito.com
HOTLINE
Giải đáp thủ tục hành chính (7h00 - 16h30)
028 3991 2030 - 028 3844 1399
ĐIỆN THOẠI GIÁM ĐỐC
Giải quyết thắc mắc & tư vấn
- Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn:
0918 474 716 - 0902 801 462
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận:
0988 081 411
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
- SỞ Y TẾ: 0967 771 010
- BỘ Y TẾ: 19009095
CẤP CỨU (24/7) & ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2029
- Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3845 6139
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 028 3991 2030
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận: 028 3997 3679
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (7H00 - 16H30)
-  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn: 0901 800 853
Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận0901 800 856
HỖ TRỢ ONLINE:
-  Fanpage: Hệ Thống Bệnh Viện SAIGON-ITO
 
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM BỆNH: 7H00-16H30
ITO Tân Bình: (028) 3991 2030 -  ITO Phú Nhuận: (028) 3997 3679
SAU 16H30: ITO Tân Bình: (028) 3991 2029  -  ITO Phú Nhuận: (028) 3845 6139

ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG: UỐNG HAY TRUYỀN?

Thứ năm, 01/04/2021, 15:09 GMT+7
Chia sẻ tin này qua: Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ qua Google+ Chia sẻ qua Twitter

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh loãng xương, Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO triển khai dịch vụ Điều trị loãng xương bằng truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Với dịch vụ này, khách hàng truyền 01 lần nhưng hiệu quả kéo dài trong 12 tháng và được chỉ định dùng thuốc 1 lần/ 1 năm.

Loãng xương (0steoporosis) là bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, bệnh diễn biến âm thầm, đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Hiện trên thế giới có trên 200 triệu người bị loãng xương. Tại Việt Nam, năm 2010 số người bị loãng xương là 2 triệu 800 ngàn người nhưng ước tính đến năm 2030, số lượng này có thể tăng lên 4 triệu 500 ngàn người. Cùng theo đó, số người bị gãy xương do loãng xương tăng từ 170.000 người lên 262.650 người, hậu quả là sự tàn phế, tăng nguy cơ tử vong, là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Vậy loãng xương là gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào?

- Loãng xương: còn gọi là xốp xương, là một rối loạn chuyển hoá gây ra tình trạng suy giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.

- Trên lâm sàng, đa số bệnh nhân đều không có triệu chứng. Vì vậy, việc chẩn đoán có thể dựa vào đo mật độ xương bằng máy đo hấp phụ năng lượng tia X kép (DEXA scan) ở 2 vị trí xương trung tâm: cột sống thắt lưng và cổ xương đùi.

Mục tiêu điều trị loãng xương, là để:

- Giảm nguy cơ gãy xương và tái gãy xương

- Giảm mất xương, cải thiện chất lượng và khối lượng xương

- Nâng cao chất lượng sống và giảm tử vong.

Phương pháp điều trị không dùng thuốc:

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:

+ Cung cấp protein và các yếu tố vi lượng., cung cấp canxi và vitamin D theo nhu cầu. Nhu cầu canxi và vitamin D ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Người bị loãng xương nhu cầu canxi hàng ngày ≥ 1500mg và vitamin D từ 1000 – 2000 UI/ngày.

+ Có thể bổ sung các chất này qua thức ăn: tôm, tép, cua, cá, rau dền, đậu nành, súp lơ, phomat, yaourt (canxi) và nấm tươi, sữa, trứng, cá hồi, các loại sò (vitamin D)

+ Các loại thức ăn chứa nhiều estrogen (giá đậu, đậu nành, đậu phộng, hạt mè, bắp cải, tỏi…) giúp làm tăng khoáng chất trong xương.

+ Đảm bảo đầy đủ đạm (protein) và cung cấp đủ calories cho cơ thể. Cơ thể chúng ta cần khoảng 50gr protein mỗi ngày, tương đương với 100gr cá biển, 2 cốc sữa chua ít béo và 1 quả trứng.

- Chế độ sinh hoạt:

+Tăng cường vận động, tăng dẻo dai, tránh té ngã, tập thể dục. Tập vận động ngoài trời vào buổi sáng giúp tăng cường vitamin D.

+ Thay đổi lối sống:, ngưng thuốc lá, hạn chế rượu bia.

+ Duy trì cân nặng phù hợp: Béo phì sẽ khiến khung xương phải vận động hết công suất để nâng đỡ cơ thể, từ đó dẫn đến suy yếu. Tuy nhiên, ngược lại thì quá gầy (suy dinh dưỡng) cũng sẽ tăng nguy cơ bị mất xương.

dieu-tri-loang-xuong-uong-hay-truyen

Bệnh nhân đang được đo mật độ xương.

Phương pháp dùng thuốc:

Biphosphonates (BPs) là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và được khuyến cáo là thuốc đầu tiên trong điều trị các thể loãng xương:

- Loãng xương sau mãn kinh

- Loãng xương người già (cả nam và nữ)

- Loãng xương thứ phát (do sử dụng corticosteroid kéo dài, …).

Nhóm BPs có 2 chế phẩm đường uống và đường truyền:

- Bisphosphonates đường uống (Alendronate 70mg hoặc Risedronate 35mg ): uống tuần 1 viên liên tục, kéo dài ≥ 5 năm.

- Bisphosphonates đường truyền (Zoledronic acid): truyền tĩnh mạch 1 năm 1 lần, kéo dài ≥ 3 năm.

Lựa chọn thuốc điều trị loãng xương uống hay truyền?

 - Cần phù hợp với mỗi bệnh nhân, mà việc tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định.

Ví dụ: những người hay quên uống thuốc nên dùng thuốc tiêm truyền – mỗi năm chỉ một lần; người sợ tiêm truyền có thể dùng thuốc uống mỗi tuần trong suốt năm…

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân để sự lựa chọn là hợp lý nhất .

Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO là địa chỉ khám chữa bệnh, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý chấn thương chỉnh hình, cơ xương khớp, cột sống… đặc biệt cho người cao tuổi – trong đó điều trị loãng xương là một trong những chương trình CHĂM SÓC SỨC KHỎE Bệnh viện đang thực hiện mang lại hữu ích cho mỗi gia đình.

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh loãng xương, Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO triển khai dịch vụ Điều trị loãng xương bằng truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Với dịch vụ này, khách hàng truyền 01 lần nhưng hiệu quả kéo dài trong 12 tháng và được chỉ định dùng thuốc 1 lần/ 1 năm.

Nguồn: SAIGON-ITO

 


Lượt truy cập :   - Đang Online :