Tư thế ngồi vắt chéo chân là kiểu ngồi khá phổ biến, nhất là ở phái nữ. Tuy nhiên, tư thế này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ liên quan đến hình thể và sức khỏe của mỗi người.
Tư thế ngồi vắt chéo chân là kiểu ngồi khá phổ biến, nhất là ở phái nữ. Tuy nhiên, tư thế này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ liên quan đến hình thể và sức khỏe của mỗi người.
1. Tăng huyết áp tạm thời: khi chúng ta đặt đùi này lên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy từ tim, khiến huyết áp tăng tạm thời. Ở tư thế này, các cơ bắp chân vẫn hoạt động nhưng khớp xương lại không chuyển động làm tăng lực cản lên máu, dẫn đến tăng huyết áp nhưng chỉ trong chốc lát.
2. Thoái hóa khớp: Bệnh lý thoái hóa khớp thường gặp ở người có độ tuổi từ 40 đến 60. Nguyên nhân do lớn tuổi, tiền sử chấn thương khớp, bệnh sụn khớp bẩm sinh, khớp bị áp lực thường xuyên do nghề nghiệp hoặc do thể dục thể thao. Ngoài ra, tư thế ngồi vắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người bị đau khớp gối, chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm. Vì thế, ngay bây giờ chúng ta cần thay đổi thói quen người vắt chéo chân.
3. Đau lưng và đau cổ: Thường xuyên ngồi vắt chéo chân làm tăng nguy cơ đau lưng và đau cổ bởi lúc này hông của bạn bị xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau. Do đó, hay ngồi vắt chân liên tục là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, cổ, và thoát vị đĩa đệm.
4. Suy tĩnh mạch: Ngồi vắt chéo chân cũng có thể là một nguyên nhân làm giãn tĩnh mạch, bình thường những van nhỏ trong mạch máu giúp ngăn cản máu bị chảy sai hướng, nhưng nếu các van này bị yếu đi, máu có thể tụ lại, tạo nên các tĩnh mạch lớn được gọi là tĩnh mạch bị giãn.
5. Tổn thương dây thần kinh hông: dây thần kinh hông đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Mọi áp lực gây ra bởi tư thế ngồi vắt chéo chân đều có thể khiến dây thần kinh hông bị tê. Theo thời gian nếu không thay đổi thói quen này có thể khiến bạn bị đau nhức, mất khả năng đưa cổ chân và ngón chân lên khi bước đi.
6. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Đối với nam giới, khi ngồi vắt chéo chân làm cho nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng đến sự hình thành của tinh binh.
Ngồi vắt chéo chân ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tư thế ngồi vắt chéo chân là một thói quen không tốt, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. Tư thế tốt nhất khi ngồi là đặt 2 chân lên sàn để cân bằng trọng lượng cơ thể. Nếu bắt buộc phải vắt chéo chân khi mặc váy, phụ nữ nên vắt chéo chân ở vị trí mắc cá, tư thế này làm giảm nguy cơ gây hại về sức khỏe mà họ gặp phải. Ngoài ra, bất kỳ tư thế ngồi nào nếu được duy trì quá lâu cũng sẽ không tốt cho sức khỏe, thỉnh thoảng cần được di chuyển qua lại để máu dễ dàng lưu thông hơn.
Nguồn: Healthplus
Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn | Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận | |
---|---|---|
TỔNG ĐÀI TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
028 3991 2030 | 028 3997 3679 |
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH SAU 16H30, CHỦ NHẬT & LỄ, TẾT |
028 3991 2030 | 028 3844 1399 |
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7: 7h00-16h30 |
0901 800 853 | 0901 800 856 |
CẤP CỨU 24/7 | 028 3991 2029 | 028 3845 6139 |
BAN GIÁM ĐỐC | 0918 47 47 16 | 0988 08 14 11 |
SỞ Y TẾ | 0967 77 10 10 | 0967 77 10 10 |