Tại Việt Nam, kỹ thuật thay khớp háng được bắt đầu tiến hành từ những năm 1990.
Phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định khi có tổn thương khớp háng về mặt giải phẫu nặng nề, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh. Các bệnh lý chính được chỉ định là: thoái hoá khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn, gãy cổ xương đùi ở người già, có khối u xương, gãy xương hoặc chấn thương, bệnh nhân có di chứng làm biến dạng vùng khớp háng.
Những bệnh nhân bị ung thư di căn và làm hỏng khớp háng có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng.
Khớp háng nhân tạo được chia làm 2 loại: khớp háng nhân tạo bán phần và khớp háng nhân tạo toàn phần. Tùy theo từng bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp háng phù hợp.
Nhằm giúp người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng nhanh chóng lấy lại khả năng vận động, SAIGON-ITO đưa ra một số tư thế xấu người bệnh cần tránh để tránh làm tổn thương khớp háng mới trong quá trình tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng:
- Không bắt chéo chân được phẫu thuật sang chân lành dù ở tư thế ngồi hay nằm.
- Không ngồi xổm
- Không gập đùi vào bụng quá nhiều
- Không cúi khom người để nhặt đồ vật đánh rơi dưới đất hay mang giày
- Không mang vác nặng
- Không chơi các môn thể thao va chạm mạnh, hoạt động gắng sức như marathon, nhảy xa, bóng đá, bóng chuyển…
- Nên nằm ngửa, chêm gối giữa 2 chân
- Nên nằm nghiêng bên lành, đặt gối to giữa 2 chân
- Nên nằm trên giường, không nằm võng
- Nên ngồi trên ghế cao và giường, không ngồi dưới sàn nhà
Hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đã được thực hiện thường quy tại Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO. Để tìm hiểu về kỹ thuật thay khớp háng tại SAIGON-ITO, quý bệnh nhân có thể đăng ký khám bệnh theo thông tin bên dưới.
Nguồn: SAIGON-ITO