Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh Gout ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh nhưng vẫn được quan tâm thỏa đáng, đặc biệt trong vấn đề chẩn đoán và điều trị hợp lý cũng như dự phòng những biến chứng do bệnh Gout gây ra.
Bệnh Gout là gì?
- Bệnh Gout (hay còn gọi là Gút, Hán Việt gọi là thống phong) là một bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng của bệnh là tăng acid uric trong máu.
- Ở khớp gây ra viêm khớp cấp và mạn tính
- Ở mô mềm tạo ra hạt tophi
- Ở thận gây ra viêm thận kẽ, sỏi thận…
- Ở tim gây viêm màng tim
Biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch… và có thể tử vong.
Đối tượng hay bị bệnh Gout:
- Bệnh Gout thường xảy ra với nam giới độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 95%. Những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, café, người có tiền sử gia đình bị bệnh Gout… ở nữ có thể xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.
Nguyên nhân bệnh Gout:
- Bệnh Gout là do acid uric máu cao
>420µmol/l đối với nam
>360µmol/l đối với nữ
- Nguyên nhân gây tăng acid uric máu thì có nhiều, người ta phân ra 3 loại như sau:
+ Gout nguyên phát (đa số): có yếu tố di truyền, tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới.
+ Gout thứ phát: xảy ra sau 1 số bệnh lý như bệnh đa hồng cầu, bệnh thiếu máu do tan máu, viêm cầu thận mạn tính, suy thận mạn tính…
+ Gout do bất thường về enzym: enzyme HGPRT, xảy ra ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp)
Triệu chứng bệnh Gout:
- Gout cấp tính:
+ Đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ tại khớp bị tổn thương, tăng vào ban đêm, đôi khi có sốt.
+ Xét nghiệm acid uric máu thường tăng cao.
+ Cơn Gout cấp thường giảm sau vài ngày, tuy nhiên có thể kéo dài vài tuần.
+ Các triệu chứng này thường xuất hiện:
+ Sau bữa ăn có quá nhiều chất đạm, chứa nhiều nhân purine như tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, đậu hạt các loại, nấm khô, socola…
+ Uống nhiều rượu bia.
+ Sau một đợt điều trị kéo dài, sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc chống lao.
- Gout mạn tính:
+ Tăng acid uric kéo dài gây nổi các u cục (hạt tophi, viêm khớp mạn tính) dần dần gây biến dạng khớp, sỏi tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận, tăng huyết áp, viêm gan, viêm túi thanh dịch…
Điều trị bệnh Gout như thế nào?
- Chế độ ăn uống sinh hoạt:
+ Nên dùng thực phẩm có hàm lượng purine thấp như: rau cần, dưa chuột, súp lơ, bắp cải, cải xanh…
+ Hạn chế thức ăn có nhiều đạm, hoa quả có vị chua, bia rượu.
+ Tránh mệt mỏi, căng thẳng tinh thần
+ Bệnh Gout có thể được ngăn ngừa nếu kiểm soát tốt chế độ ăn uống, đồng thời luyện tập thể dục hằng ngày.
- Điều trị thuốc:
+ Điều trị nội khoa:
* Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn Gout cấp để giảm viêm
* Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mạn tính để tránh tái phát cơn Gout cấp.
+ Điều trị ngoại khoa:
* Phẫu thuật cắt bỏ u tophi được chỉ định trong trường hợp:
* Gout kèm biến chứng loét
* Bội nhiễm hạt tophi
* Hạt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc lý do thẩm mỹ.
Quý bệnh nhân có thể khám, tư vấn và theo dõi điều trị cơ xương khớp tại Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO
Theo BS.CKI Phan Anh Kiệt - Phó khoa Khám bệnh Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận, Trưởng nhóm Y học thể thao và nội soi khớp.
Nguồn: SAIGON-ITO