Tại Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO, kỹ thuật thay khớp háng đã được thực hiện thường quy bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa sâu, nhiều kinh nghiệm.
Thay khớp háng bán phần hoặc thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, trong đó phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương được thay thế bằng khớp nhân tạo, giúp người bệnh hồi sinh vận động.
Chỉ định thay khớp háng khi nào?
Phẫu thuật thay khớp háng thường được Bác sĩ khuyến nghị thực hiện khi người bệnh đã trải qua tất cả các phương pháp điều trị khác nhưng không thể giảm đau, khi người bệnh bị hư toàn bộ phần khớp, bắt buộc phải thay chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu hay bị cứng khớp, không thể nhấc chân hay đi đứng.
Quy trình này sẽ giảm đau khớp háng, giúp việc đi lại dễ dàng hơn.
Trong quá trình phục hồi, để hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh cần lưu ý:
- Nằm ngửa, chêm gối giữa 2 chân.
- Nằm nghiêng bên lành, đặt gối to giữa 2 chân.
- Nên nằm trên giường, không nằm võng, không nằm nệm thấp dưới sàn nhà.
- Nên ngồi trên ghế cao và giường, không ngồi xổm, không ngồi dưới sàn nhà.
- Không ngồi bắt chéo chân, không ngồi xếp bằng.
- Không sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm.
- Đi lại bằng khung tập đi hoặc 2 nạng. Đi lên xuống cầu thang, bỏ khung hoặc bỏ 2 nạng khi Bác sĩ cho phép.
- Tránh các hoạt động thể thao như tennis, chạy bộ, nhảy.
Hình ảnh sau phẫu thuật thay khớp háng
Tại Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO, kỹ thuật thay khớp háng đã được thực hiện thường quy bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa sâu, nhiều kinh nghiệm. Người bệnh được tạo điều kiện cho việc tập phục hồi chức năng sớm, nhanh trở lại sinh hoạt bình thường.
Nguồn: SAIGON-ITO