Thoái hóa khớp háng thường gặp ở những người 50 tuổi trở lên. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bệnh thoái hóa khớp háng có thể do gãy xương, vỡ xương cổ chảo …
Thoái hóa khớp háng là tình trạng tổn thương sụn khớp, các xương dưới sụn và dây chằng xung quanh khớp háng. Khớp háng là một khớp lớn của cơ thể nên việc bị tổn thương khớp háng rất hay thường gặp.
Thoái hóa khớp háng là gì?
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng:
Triệu chứng từ nhẹ đến nặng, người bệnh thường có các dấu hiệu như đau vùng khớp háng, đau ở vùng hông, bẹn với mức độ khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Triệu chứng đau của thoái hóa khớp háng rất dễ nhầm lẫn với đau vùng lân cận như đau thần kinh tọa, đau cột sống thắt lưng, đau khớp gối.
Phòng ngừa thoái hóa khớp háng như thế nào?
Phòng ngừa thoái hóa khớp háng như thế nào?
- Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.
- Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,...
- Duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm.
- Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng như bệnh gout, đái tháo đường, ...
- Duy trì cân nặng hợp lý để làm giảm gánh nặng lên khớp háng cũng như các khớp xương khác.
- Hạn chế ngồi quá lâu, ngồi xổm, khuân vác vật nặng… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận động khớp háng.
- Hết sức cẩn trọng trong quá trình vận động, tránh va chạm chấn thương gây gãy cổ xương đùi, trật khớp háng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường canxi, omega 3 và vitamin D giúp bổ sung sụn khớp và phục hồi chức năng ở các khớp. Đồng thời nên hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận động của các khớp.
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức khỏe của các khớp.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp hạn chế sự phát triển của bệnh ngay từ đầu.
Sau khi thực hiện thay khớp háng, người bệnh có thể về nhà sau 5 đến 10 ngày, dùng nạng hoặc khung tập đi trong vài tuần. Tập luyện đều đặn sẽ giúp người bệnh quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Hầu hết các trường hợp hồi phục hoàn toàn và đa phần phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đều có kết quả tốt.
Nguồn: SAIGON-ITO